Xuất hiện trên thị trường nhằm giúp cân trọng tải của xe chở hàng và hàng hóa bên trong xe, cân xe tải điện tử hiện đang ngày càng phát triển và trở nên phổ biến trên thị trường. Cân được ứng dụng trong các ngành công nghiệp hoặc cung cấp dịch vụ cân thương mại.
Cân xe tải điện tử là gì?
Cân xe tải điện tử hay còn được biết đến là cân ô tô điện tử, cân trọng tải xe,…Một trạm cân ô tô điện tử sẽ được cấu thành bởi rất nhiều các bộ phận nhỏ, mỗi bộ phận có một chức năng riêng biệt, được đấu nối với nhau để có thể cho ra kết quả cân tải trọng hàng hóa trên xe chở hàng. Hiện nay, cân xe tải có nhiều mức tải trọng khác nhau, từ 40 tấn, 60 tấn, 80 tấn, 100 tấn đến 120 tấn, 150 tấn đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Không chỉ đa dạng về tải trọng tối đa, cân xe tải điện tử còn được thiết kế với chiều dài bàn cân phong phú, nhằm vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng và tối ưu được nguồn tài chính của khách hàng. Bởi chiều dài bàn cân ảnh hưởng lớn đến tổng giá của một trạm cân xe tải điện tử. Từ đó, cân có thể đáp ứng được tất cả các dòng xe chở hàng hiện có trên thị trường như: xe tải, xe container, xe đầu kéo,…).
Cấu tạo cân xe tải điện tử
Cân xe tải điện tử được cấu thành bởi 2 thành phần chính:
- Phần khung bàn cân cơ khí
- Phần hệ thống thiết bị điện
Phần khung bàn cân cơ khí
Khung cơ khí bàn cân ô tô có kết cấu từ dầm U đúc hoặc I đúc, đôi khi, bàn cân cũng có thể được chế tạo từ bê tông cốt thép chịu lực. Đây là bộ phận được dùng để xe tải/xe container đi lên bàn cân, bắt đầu quá trình cân.
Để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng, bàn cân ô tô có thể được thiết kế với chiều dài từ 8m đến 21m, trong đó, 2 loại chiều dài được sử dụng nhiều nhất hiện nay là 12m và 18m.
Tại các cơ sở lắp đặt cân ô tô, sẽ có 3 kiểu lắp đặt phổ biến:
- Cân ô tô điện tử lắp đặt nổi
- Cân ô tô lắp đặt chìm
- Cân ô tô lắp đặt nửa nổi nửa chìm
Trong đó, cân ô tô kiểu nổi được lựa chọn nhiều nhất bởi thuận tiện cho việc lắp đặt, vệ sinh bảo trì và bảo dưỡng bàn cân. Cùng với đó, do được lắp đặt nổi nên toàn bộ hệ thống thiết bị điện gồm loadcell, bộ cộng tín hiệu, đây nối tín hiệu,… nằm hoàn toàn trên mặt đất nên tránh được tình trạng ngập úng, chuột bọ phá hoại,…Tuy nhiên, tính thẩm mỹ không cao.
Ngược lại, cân ô tô kiểu chìm lại đáp ứng được về tính thẩm mỹ, phù hợp với những đơn vị có diện tích lắp cân hẹp, nhưng lại gây khó khăn cho việc lắp đặt và bảo trì, bảo dưỡng trạm cân, dễ dàng bị ảnh hưởng bởi độ ẩm, nhất là trong khu vực ngập úng do toàn bộ hệ thống loadcell và bộ cộng nằm dưới mặt đất.
Hệ thống thiết bị điện
Bên cạnh phần khung bàn cân cơ khí, một trạm cân ô tô điện tử hoàn chỉnh cần có hệ thống thiết bị điện được đấu nối với nhau để cho ra kết quả cân chính xác. Hệ thống thiết bị điện của trạm cân bao gồm:
- Hệ thống loadcell (cảm biến lực)
- Bộ cộng tín hiệu
- Đầu cân hiển thị
- Các thiết bị hỗ trợ khác: màn hiển thị ngoài trời, hệ thống máy tính, máy in, phần mềm quản lý trạm cân, barie, thẻ từ, hệ thống camera giám sát,…
Cân xe tải hoạt động dựa trên nguyên lý nào?
Cân xe tải (cân ô tô điện tử) hoạt động dựa trên nguyên lý tác động lực vào các cảm biến lực (loadcell) khi xe ô tô đi lên bàn cân. Các loadcell nhận tín hiệu, xử lý và chuyển tín hiệu sang bộ cộng. Tại đây, bộ cộng tín hiệu tổng hợp lực nhận được từ hệ thống loadcell thành một tín hiệu duy nhất và chuyển đến đầu cân để hiển thị kết quả.
Bên cạnh chức năng hiển thị kết quả cân lên màn hình, đầu cân còn được kết nối với hệ thống máy tính thông qua phần mềm cân để đọc thông số, hiển thị trọng lượng cân lên bảng hiển thị ngoài trời cho tài xế có thể quan sát.
Quý khách hàng quan tâm và có nhu cầu lắp đặt cân xe tải điện tử có thể liên hệ với Tân Phát qua hotline: 0963 966 866 / 0565 966 866để được tư vấn. Tân Phát cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt nhất với giá thành cạnh tranh trên thị trường.